Cây hoa huỳnh anh – cây cảnh với nhiều công dụng bất ngờ

Hoa huỳnh anh là một trong những loại cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay, bởi không chỉ mang vẻ đẹp quyến rũ, loài cây này còn có nhiều công dụng bất ngờ.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo qua những thông tin về cây hoa huỳnh anh dưới đây nhé.

Tổng quan về cây hoa huỳnh anh

Cây huỳnh anh có tên khoa học là Allamanda cathartica, là một loài thực vật có hoa thuộc chi Dây huỳnh (Allamanda) trong họ Dừa cạn (Apocynaceae).

Theo nghiên cứu, cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập vào nhiều nước khác. Tại Việt Nam, cây còn được gọi bằng các tên như hoàng anh hay dây huỳnh, dây công chúa, cùng họ với cây dừa cạn, mai vạn phúc hay mai chiếu thủy.

Cây hoa huỳnh anh
Cây hoa huỳnh anh

Đặc điểm bên ngoài, cây huỳnh anh là loài thân thảo, chiều cao trung bình chỉ từ 40cm – 1m nhưng phát bụi mạnh, rậm rạp. Thân cây mỏng và có thể mọc thành dạng dây leo.

Thân chia làm nhiều nhánh, bên trong có nhựa trắng. Lá cây có màu xanh thẫm, mọc đơn, mềm và mỏng. Lá có cuống ngắn, hình bầu dục nhọn về 2 đầu, bề mặt có các đường gân hiện rõ.

Hoa huỳnh anh đường kính khoảng 5 – 8cm với màu vàng đẹp mắt. Hoa có dạng phễu, mỗi bông hoa có 5 cánh toả đều giống như chiếc chuông, cánh hoa mềm và mịn. Phần nhuỵ hay nhị nằm sâu phía trong chuông.

Quả huỳnh anh khá nhỏ, vỏ ngoài có gai và bên trong ít hạt, nhân giống bằng hạt cũng khá khó.

Về đặc tính, cây huỳnh anh có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều loại đất, ưa sáng và ưa ẩm. Cây có khả năng chịu úng kém, nhân giống bằng hạt khó nhưng giâm cành lại rất dễ sinh trưởng.

Công dụng của hoa huỳnh anh

Mỗi lần nở, hoa huỳnh anh lại phủ sắc vàng khắp cây, bởi vậy rất thích hợp để trồng cảnh, trang trí không gian sống.

Lợi thế dây leo, hoa huỳnh anh thường được trồng làm cây sân vườn, bám vào cổng vào, dọc hàng rào, bờ tường, ban công.

Nếu không thích trồng kiểu dây leo, bạn cũng có thể trồng hoa huỳnh anh trong chậu, trang trí trong phòng khách, phòng làm việc. Những cây nhỏ còn có thể đặt ở bàn học, bàn làm việc hay bệ cửa sổ.

Hoa huỳnh anh trang trí cổng vào
Hoa huỳnh anh trang trí cổng vào

Những bụi hoa huỳnh anh um tùm khoe sắc cũng giúp giải toả căng thẳng hiệu quả. Ngoài ra, cây còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn rất tốt.

Hoa huỳnh anh còn có khả năng trị muỗi rất hiệu quả, trong đó thân và lá mục trong nước có thể diệt bọ gậy, còn hoa sắc như nước chè, sau đó mang ủ có thể xua đuổi côn trùng.

Trong Đông Y, hoa huỳnh anh còn được chiết xuất để làm nhiều dược liệu như thuốc nhuận tràng, hạ sốt, giảm đau, chống viêm… tuy nhiên để sử dụng thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Ý nghĩa hoa huỳnh anh

Không chỉ đẹp, hoa huỳnh anh còn là một loài cây ẩn chứa nhiều ý nghĩa, trong đó đặc biệt là tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, chân thành, chung thuỷ.

Hoa huỳnh anh khi được tặng làm quà trong ngày lễ tình nhân, sinh nhật cũng như một lời tỏ tình dành cho đối phương.

Cũng bởi vì ý nghĩa trên mà nhiều người thường chọn cây hoa huỳnh anh làm quà tặng trong các dịp cưới hỏi, thay cho lời chúc trăm năm hạnh phúc.

Hoa huỳnh anh tượng trưng cho tình yêu đôi lứa
Hoa huỳnh anh tượng trưng cho tình yêu đôi lứa

Cách trồng và chăm sóc cây huỳnh anh

Nhờ khả năng sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường khác nhau mà quá trình trồng và chăm sóc cây huỳnh anh khá đơn giản. Dưới đây là một vài lưu ý chính dành cho bạn.

Chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể chọn luôn đất tại chỗ, sau đó trộn thêm ít phân chuồng, mùn và xơ dừa, như vậy là đủ để đảm bảo độ dinh dưỡng và tơi xốp cho đất trồng.

Nếu trồng cây huỳnh anh trong chậu, bạn nhớ phía dưới phải có lỗ để đảm bảo khả năng thoát nước nhé.

Nhân giống

Như đã thông tin ở trên, cây huỳnh anh khó nhân giống bằng hạt tuy nhiên lại rất dễ khi sử dụng phương pháp giâm cành.

Đầu tiên, bạn chọn cành bánh tẻ, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó cắt cành, nhúng vào dung dịch kích rễ rồi cắm xuống đất.

Tưới nước cho ẩm đất, che chắn để tránh gió mạnh hay nắng gắt. Sau đó cứ thấy đất khô thì tưới thêm nước, chỉ vài ngày là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng mạnh.

Thậm chí, bạn không cần phải cắt cành, chỉ cần vít cành xuống thấp rồi lấp đất lên là cũng đủ cho cành đó bén rễ.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Tưới nước

Là loài ưa ẩm, bạn nên duy trì việc tưới nước cho cây huỳnh anh hàng ngày. Tuy nhiên lượng nước tưới cần hạn chế, tránh làm cây bị ngập úng.

Ngoài ra, không nên tưới với dòng nước mạnh, hãy tưới nhẹ nhàng lên cây, tưới kiểu phun sương thì càng tốt.

Dinh dưỡng

Định kỳ 3 tháng 1 lần, bạn hoà phân NPK vào nước và tưới cho cây, như vậy là đủ cho cây sinh trưởng tốt.

Ngoài ra, khi cây sắp nở hoa, bạn có thể bón thêm một lượt để thúc đẩy cây nở hoa đẹp, rực rỡ hơn.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, bạn nên trồng cây huỳnh anh ở những nơi rộng rãi, thoáng mát. Càng tiếp xúc với ánh sáng, cây càng leo bám nhanh và um tùm.

Khi cây còn nhỏ, để tránh nắng gắt thì bạn nên có biện pháp che chắn. Nếu trồng trong chậu đặt trong nhà thì mỗi tuần nên mang cây ra ngoài 1 – 2 tiếng cho cây quang hợp.

Càng nhiều ánh sáng, hoa nở càng rực rỡ
Càng nhiều ánh sáng, hoa nở càng rực rỡ

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên cắt tỉa để tạo dáng cho cây, ngoài ra khi cây sắp nở hoa thì bạn có thể tỉa bớt lá để giúp cây có sắc vàng đẹp mắt hơn.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng cây, nếu phát hiện sâu hại, nấm rầy thì cần có biện pháp loại bỏ ngay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoa huỳnh anh, một loài cây cảnh được nhiều người yêu thích.

Nếu có cơ hội, bạn hãy trồng một vài cây trong khuôn viên nhà để tô điểm không gian sống nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *