Ý nghĩa cây hoa sữa và kinh nghiệm chăm sóc đúng cách

Hoa sữa là dấu hiệu báo thu về, những chùm hoa nhỏ xinh với hương thơm ngây ngất từ lâu đã là một nét văn hóa của người Hà Nội.

Nhưng bạn có biết, cây hoa sữa còn mang tới nhiều lợi ích hơn thế nữa.

Để hiểu rõ hơn về loài cây tuyệt vời này, chúng ta cùng tham khảo những thông tin về cây hoa sữa dưới đây nhé.

Đặc điểm cây hoa sữa

Hoa sữa có tên khoa học là Alstonia scholaris, đây là một loài thân gỗ thuộc Chi Hoa sữa (Alstonia), Họ Dừa cạn (Apocynaceae), một họ khá phổ biến với các loài như hoa đại, hoa sứ, mai vạn phúc

Cây phân bổ chủ yếu ở châu Úc và các quốc gia Đông, Nam Á. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với tên cây Mò cua.

Cây hoa sữa
Cây hoa sữa

Cây hoa sữa là loài thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, thậm chí có thể cao tới 40m trong điều kiện môi trường phù hợp. Ngược lại thì những cây được trồng làm cảnh chỉ giới hạn chiều cao dưới 10m.

Vỏ cây hoa sữa có màu xám, về già sẽ có các đường nứt nẻ. Bên trong vỏ là lớp nhựa cây màu trắng sữa.

Cây phân nhiều cành nhánh vớn tán rộng. Lá cây có hình bầu dục, nhọn về 2 đầu, dài từ 10 – 20cm, mọc nhiều ở đầu cành, phát triển theo đốt, cứ mỗi đốt sẽ có khoảng 5 – 8 lá mọc vòng xoắn.

Bề mặt lá dày và nhẵn, màu xanh thẫm phía trên, phía dưới màu hơi xám, mép nguyên.

Điểm nổi bật nhất của cây hoa sữa chính là hoa. Hoa của cây có dạng lưỡng tính, cuống dài 3 – 5cm, phía trên là các bông hoa mọc thành từng chùm.

Hoa sữa có kích thước khá nhỏ, dạng cái phếu, màu trắng, vàng hoặc hồng. Khi nở, những bông hoa sữa tỏa ra mùi hương đặc trưng, rất thơm và nồng, ngửi nhiều thì khá khó chịu.

Hoa sữa khá nhỏ và mọc thành chùm
Hoa sữa khá nhỏ và mọc thành chùm

Quả hoa sữa có dạng thỏi dài, kích thước khoảng 30cm, bên trong chưa nhiều hạt nhỏ.

Về đặc tính sống, cây hoa sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cực tốt, bởi vậy bạn có thể trồng trong nhiều loại đất hay môi trường sống khác nhau.

Cây có thể được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, chiết cành.

Ý nghĩa cây hoa sữa

Riêng với người Hà Nội, hoa sữa được xem như một nét văn hóa, mỗi khi hoa sữa nở là dấu hiệu thu về, thời tiết se lạnh hòa quyện cùng hương thơm nồng nàn của hoa sữa sẽ ghi đậm dấu ấn trong lòng bạn.

Trong tình cảm, hoa sữa được gắn liền với mối tình đơn phương thầm lặng. Hoa sữa là biểu tượng của tình yêu nồng thắm, không vụ lợi, là lời hứa suốt kiếp của những cặp đôi yêu nhau.

Vẻ đẹp và mùi hương hoa sữa còn là niềm cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm đầy thơ mộng, ý nghĩa.

Cây hoa sữa tương trưng cho tình yêu đôi lứa
Cây hoa sữa tương trưng cho tình yêu đôi lứa

Công dụng của cây hoa sữa

Nhờ dáng cao, tán rộng, lại có vẻ đẹp độc đáo và hương thơm quyến rũ, không khó hiểu khi cây hoa sữa được ưa chuộng làm cây cảnh công trình.

Bạn có thể bắt gặp cây hoa sữa ở bất cứ khu vực công cộng nào, từ dọc đường phố, vỉa hè, công viên, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng hay khuôn viên biệt thự, sân vườn

Cây được trồng làm cảnh dọc đường
Cây được trồng làm cảnh dọc đường

Gỗ cây hoa sữa còn có giá trị kinh tế khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Không chỉ có tác dụng làm cảnh, cây hoa sữa từ lâu còn được biết đến như một phương thuốc quý.

Theo nhiều ghi chép Đông y, bộ phận vỏ thân hoa sữa có thể chế biến theo nhiều cách, dùng kháng khuẩn và trị nhiều bệnh như đau răng, lở loét, kém ăn, tiêu chảy…

Hoa sữa còn được sử dụng như một biện pháp kích thích ăn uống, tăng sữa cho phụ nữ mới sinh.

Dù vậy mùi hương hoa sữa cũng mang tới không ít phiền toái. Khi mật độ hoa sữa được trồng quá dày, mùi hương hoa sữa sẽ tạo ra mùi hắc, gây dị ứng, đặc biệt là những người đang gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sữa

Nhờ có sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi cực tốt mà quá trình trồng và chăm sóc cây hoa sữa khá đơn giản.

Chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể chuẩn bị đất gì cũng được, không quá cằn cỗi, sau đó trộn thêm ít xơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng. Bầu đất cũng cần có lỗ thoát nước để tránh úng rễ.

Nhân giống

Để tăng khả năng sống sót, chúng ta nên nhân giống hoa sữa bằng phương pháp giâm cành. Cách thực hiện khá đơn giản, chọn cành bánh tẻ, mập mạp sau đó cắt 1 đoạn khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá.

Nhúng cành vào dung dịch kích rễ và cắm vào bầu đất chuẩn bị từ trước, tưới nước và che chắn đều đặn, chỉ sau 2 tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới.

Nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành
Nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành

Trồng cây

Sau khi cây phát triển đạt từ 40cm trở lên thì ta có thể tách bầu và trồng ra đất. Cần đào hố lớn hơn bầu đất, đào trước 1 tuần để khử độc, bón lót bằng phân chuồng.

Sau khi đào hỗ, xé vỏ bầu rồi đặt bầu đất vào trong hố, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất lại, nén hơi chặt và tưới đẫm nước.

Nếu trồng cây có kích thước lớn hơn 1.5m thì cần dựng rào và cọc để neo giữ, tránh tình trạng cây bị gãy đổ.

Tưới nước

Cây hoa sữa chỉ cần tưới khi còn nhỏ, tốt nhất là tưới 2 – 3 lần mỗi tuần. Khi tưới cần đủ làm ẩm đất nhưng không được quá nhiều sẽ khiến cây bị úng rễ.

Khi cây đã lớn thì có thể không cần tưới, hoặc tưới 1 tuần 1 lần vào lúc thời tiết nắng nóng là đủ.

Bón phân

Tương tự như tưới nước, nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa sữa không cao, bởi vậy bạn chỉ cần bón phân khoảng 4 tháng 1 lần. Khi cây đã trưởng thành, rễ đâm sâu thì không cần bón nữa.

Khi cây đã lớn thì không cần chăm sóc nhiều
Khi cây đã lớn thì không cần chăm sóc nhiều

Ánh sáng

Là một cây công trình, không khó hiểu khi bạn cần đảm bảo đủ không gian và ánh sáng cho cây hoa sữa. Khi trồng cây, cần chọn nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng thì cây mới mọc cao và tán rộng và sinh trưởng tốt được.

Phòng trừ sâu bệnh

Dịch mủ trong thân lá cây hoa sữa có khả năng xua đuổi côn trùng, sâu bệnh nên hầu như câu hoa sữa không gặp các vấn đề về động vật gây hại. Thi thoảng bạn chỉ cần dọn cỏ, loại bỏ lá hư úa là đủ.

Trên đây là những thông tin về cây hoa sữa, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loài cây đặc biệt và nhiều ý nghĩa này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *