Ý nghĩa hoa cúc hoạ mi và những công dụng bạn chưa biết

Từ một loài mọc dại, cúc hoạ mi dần trở thành một biểu tượng, được nhiều người yêu thích và trồng như một loại cây cảnh.

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và công dụng của hoa cúc hoạ mi, chúng ta hãy cùng điểm qua những thông tin về loài hoa này dưới đây nhé.

Tổng quan về hoa cúc hoạ mi

Cúc hoạ mi còn gọi là cúc la mã, có tên khoa học là Matricaria chamomilla, đây là một loài thực vật có hoa thuộc chi Matricaria, họ Cúc (Asteraceae), họ này khá phổ biến với nhiều loài như hoa hướng dương, hoa dã quỳ, thạch thảo

Loài hoa này phân bổ chủ yếu ở châu Âu và vùng ôn đới của châu Á, sau đó lan rộng ra các vùng khác như Bắc Mỹ và Úc. Ban đầu chỉ là loài mọc dại, nhưng nhờ vẻ đẹp nhẹ nhàng mà dần được yêu thích và sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống.

Cúc hoạ mi
Cúc hoạ mi

Về đặc điểm, cúc hoạ mi là loài thân thảo, có kích thước nhỏ, chia làm nhiều cành nhánh, chiều cao câu từ 60 – 100cm, trong điều kiện phù hợp có thể cao hơn.

Lá cúc hoạ mi có màu xanh thẫm, mặt dưới nhạt hơn một chút, lá có hình trái xoan chia thuỳ, bề mặt nhẵn, mép có răng cưa nhỏ, nhìn chung khá tương tự với các loại hoa cúc khác. Các cành con hay cuống hoa sẽ mọc ra từ nách lá, vươn cao.

Hoa cúc hoạ mi có kích thước nhỏ, với các cánh hoa màu trắng mỏng và thuôn, xoe tròn xung quanh phần nhị xanh ở chính giữa, mang lại vẻ đẹp tinh khôi, nhẹ nhàng.

Loài này thường nở hoa vào đầu mùa đông và chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 tuần.

Về đặc tính sống, cúc hoạ mi sinh trưởng nhanh, ưa sáng, ưa mát mẻ, nhu cầu nước và dinh dưỡng trung bình, chịu úng kém, có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt.

Ý nghĩa hoa cúc hoạ mi

Không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp dịu dàng tinh khôi, cúc hoạ mi còn được biết đến là loài hoa mang nhiều ý nghĩa.

Đầu tiên, loài hoa này tượng trưng cho lòng hiếu thảo với tổ tiên, nguồn cội, nên thường được trang trí trong các dịp giỗ chạp hay tảo mộ.

Trong tình yêu, loài hoa này đại diện cho thứ tình cảm trong sáng, thuần khiết, ngây thơ không vụ lợi.

Ngoài ra, màu trắng của hoa cũng tượng trưng cho sự cao quý và thịnh vượng.

Cúc hoạ mi mang nhiều ý nghĩa
Cúc hoạ mi mang nhiều ý nghĩa

Cúc hoạ mi mang tới những công dụng gì?

Từ một loài mọc dại, cúc hoạ mi dần được yêu thích và trở thành cây cảnh quen thuộc.

Người ta thường trồng hoa cúc hoạ mi thành luống, thành vườn rộng để làm cây công trình, trang trí công viên, vườn hoa, khu du lịch, trường học, khu đô thị…

Những vườn hoa cúc hoạ mi rất được các bạn trẻ yêu thích
Những vườn hoa cúc hoạ mi rất được các bạn trẻ yêu thích

Tại nhà, bạn có thể trồng hoa trong chậu sứ hoặc chậu nhỏ, trang trí sân vườn, phòng khách, phòng ăn, ban công, chậu nhỏ hơn thì làm cây để bàn để ở cửa sổ, kệ tivi, bàn học, bàn làm việc.

Mỗi khi hoa nở, bạn còn có thể cắt cành, tạo bó làm quà tặng hay cắm trong lọ đặt ở bàn hay trên ban thờ đều được.

Với khả năng phân cành um tùm, hoa cúc hoạ mi là một trong những loài có khả năng loại bỏ bụi bẩn, làm sạch không khí tốt nhất hiện nay.

Bạn còn có thể tận dụng hoa cúc hoạ mi để pha trà uống, giúp thanh nhiệt cơ thể và dưỡng da một cách hiệu quả.

Cách nhân giống và trồng cúc họa mi

Bản chất là một loài hoa dại, nên cúc hoạ mi có sức sống và khả năng thích nghi rất tốt, nhờ đó mà quá trình nhân giống cũng khá đơn giản.

Đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng, thực ra không cần chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần cày xới đất cho tơi xốp, sau đó trộn thêm ít xơ dừa, mùn, phân chuồng để đảm bảo dinh dưỡng. Chậu trồng, khay ươm thì cần có lỗ thoát nước đầy đủ.

Sau khi chọn được hạt giống chắc khoẻ, không sâu bệnh, bạn ngâm hạt giống khoảng 10 tiếng trong nước ấm. Ngâm xong bạn gieo hạt trực tiếp lên phần đất đã chuẩn bị, lấp lên trên một lớp đất mỏng nữa.

Dùng bình phun sương để tưới nước duy trì độ ẩm cho đất, đặt bầu ươm, khay ươm ở nơi thoáng mát, che chắn mỗi khi nắng quá gắt.

Sau khoảng 10 ngày là hạt sẽ nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc tới khi cây con cao khoảng 20cm thì có thể tách ra trồng riêng.

Nhân giống cúc hoạ mi bằng hạt
Nhân giống cúc hoạ mi bằng hạt

Cách chăm sóc hoa cúc họa mi

Cũng tương tự như cách nhân giống hoa cúc hoạ mi, cách chăm sóc loài hoa này cũng không có gì quá phức tạp. Dưới đây là vài lưu ý chính.

Tưới nước: cúc hoạ mi có nhu cầu nước khá ít, nên bạn không cần phải tưới nước hàng ngày cho cây. Trong điều kiện thời tiết bình thường, bạn có thể tưới cho cây mỗi tuần 2 lần vào sáng sớm, tần suất này có thể thay đổi dựa theo thời tiết, nắng tưới nhiều hơn, mưa tưới ít đi.

Ngoài ra, lượng nước tưới cũng là yếu tố quan trọng, không tưới quá nhiều 1 lần, nếu đất không thoát nước kịp có thể gây ngập úng.

Ánh sáng: cúc hoạ mi là loài ưa sáng, do đó bạn cần trồng hoa ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên. Nếu trồng trong nhà thì nên đặt cây ở gần cửa sổ hay ban công, hoặc ít nhất thì mỗi tuần phải mang cây ra ngoài vài tiếng để cây quang hợp.

Trồng hoa ở nơi nhiều ánh sáng, thoáng mát
Trồng hoa ở nơi nhiều ánh sáng, thoáng mát

Dinh dưỡng: bạn hầu như không cần phải bón phân gì nhiều, nếu muốn thì mỗi năm bón 2- 3 lần phân NPK là được. Mỗi khi cây sắp ra hoa, bạn có thể bón thúc thêm một đợt để hoa ra nhiều và đẹp hơn.

Phòng trừ sâu bệnh: Để hoa có dáng đẹp, không bể dáng thì bạ nên bấm ngọn cây khi đã đạt tới chiều cao ưng ý, khi đó cây sẽ ra cành nhiều hơn, tạo dáng um tùm. Đồng thời hãy thường xuyên cắt tỉa cành lá hư thối, phát hiện sâu bệnh, nấm rầy thì cần có biện pháp loại trừ ngay.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong ý nghĩa và những công dụng hữu ích của hoa cúc hoạ mi rồi, hy vọng qua đó bạn có thể tự tay chăm sóc vườn hoa của riêng mình.

Chúc bạn thành công.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *