Ý nghĩa hoa cẩm tú cầu và cách chăm sóc đơn giản

Cẩm tú cầu là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, những cụm hoa to tròn với nhiều màu sắc sẽ làm khu vườn nhà bạn tươi mới hơn.

Vậy bạn có biết, hoa cẩm tú cầu còn mang nhiều ý nghĩa khá đặc biệt?

Cùng tìm hiểu những thông tin về loài hoa tuyệt vời này qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu thực tế không phải là một loài, mà là một chi thực vật có hoa gồm nhiều loài, có tên khoa học là Hydrangea, thuộc họ Tú cầu (Hydrangeaceae).

Loài hoa này có nguồn gốc khá đa dạng, từ Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á hay châu Mỹ… Tại Việt Nam, cây chủ yếu được trồng ở các khu vực mát mẻ như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo…

Hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu

Đặc điểm bên ngoài, cẩm tú cầu là loài thân gỗ, mọc thành bụi. Thân cây có màu xanh, khá mềm mại và chia làm nhiều cành nhánh um tùm. Phía dưới là bộ rễ chùm lan rộng.

Lá cây có màu xanh thẫm, hình bầu dục thuôn dài hoặc bo tròn, dài từ 5 – 10cm tuỳ từng loài. Bề mặt lá nhẵn, các đường gân nổi rõ, mép lá có răng cưa, đôi khi xẻ thuỳ nông.

Hoa cẩm tú quỳ khá nhỏ, gồm 3 – 4 cánh mỏng xoè đều. Dù nhỏ nhưng khi nở, hoa tập trung lại với nhau thành từng cụm to, hình cầu hoặc hình bán cầu rất đẹp mắt. Không những vậy, tuỳ theo loài và độ pH của đất mà hoa có nhiều màu khá đa dạng như trắng, xanh, hồng, tím…

Cẩm tú cầu có thể ra hoa quanh năm, nhưng nở tập trung nhiều vào mùa xuân, toả hương dễ chịu.

Về đặc tính, hoa cẩm tú cầu có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, ưa sáng, ưa ẩm, phù hợp với thời tiết mát mẻ. Cây chịu hạn tốt, chịu úng kém, có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành.

Có những loại cẩm tú cầu nào?

Như đã biết, tú cầu là một chi thực vật với nhiều loài khác nhau, về cơ bản, chúng ta có thể phân loại chúng theo khu vực và màu sắc.

Về khu vực, ta chia tú cầu làm 2 loài là tú cầu nhiệt đới và tú cầu ôn đới. Trong khi tú cầu nhiệt đới có thân thấp, gầy, lá dài và nhọn thì tú cầu ôn đới có thân to mập, lá có thiên hướng tròn trịa hơn.

Về màu sắc thì như đã nêu ở trên, cẩm tú cầu có những màu chủ đạo như trắng, xanh, hồng, tím… hoặc các màu pha trộn có được nhờ lai ghép.

Cẩm tú cầu đa dạng về loài và màu sắc
Cẩm tú cầu đa dạng về loài và màu sắc

Hoa cẩm tú cầu có độc không?

Mặc dù một số loài cẩm tú cầu khá an toàn, nhưng phần lớn chúng đều có độc toàn thân.

Cụ thể, trong cây cẩm tú cầu thường có chứa chất hydragin-cyanogenic glicoside, có thể gây kích ứng, mẩm ngứa, ngộ độc, tiêu chảy, thở gấp.

Nếu không may ăn phải có thể gây ngộ độc nhẹ, nhưng ăn số lượng lớn có thể khiến hôn mê, co giật và thậm chí là tử vong.

Do đó, bạn cần đặc biệt cẩn thận khi trồng loài hoa này, nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì cần trồng hoa ở vị trí an toàn, có che chắn cẩn thận. Nếu không may ăn phải thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

Với vẻ đẹp nhẹ nhàng và màu sắc đa dạng, tinh tế, hoa cẩm tú cầu mang nhiều ý nghĩa khác nhau, tuỳ vào khu vực trồng và màu sắc mà nó sở hữu.

Cụ thể, tại Anh thì hoa cẩm tú cầu như một lời cảnh báo tới những người tự mãn, không có ý chí phấn đấu mà chỉ hài lòng với những gì mình có, nhắc nhỏ mọi người luôn hướng tới phía trước, không ngại khó khăn.

Trong khi đó tại Nhật Bản thì hoa cẩm tú cầu được dùng như một lời xin lỗi hay tỏ lòng biết ơn đến đối phương.

Tại Việt Nam, hoa cẩm tú cầu tương trưng cho sự thay đổi trong tình yêu, bởi vì loài hoa này có màu sắc thay đổi theo độ pH của đất.

Những ý nghĩa của cẩm tú cầu cũng rất đặc biệt
Những ý nghĩa của cẩm tú cầu cũng rất đặc biệt

Còn với màu sắc, hoa cẩm tú cầu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, ngây thơ trong sáng.

Hoa cẩm tú cầu xanh tượng trưng cho niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng. Ngoài ra, màu sắc này còn mang tới may mắn trong công việc, cuộc sống.

Hoa cẩm tú cầu hồng đại diện cho tình yêu lãng mạn, cho những cảm xúc rộn ràng, nồng cháy thuở bản đầu.

Ngoài ra còn có cẩm tú cầu tím, màu sắc của sự chung thuỷ, sắt son trong tình yêu.

Công dụng hoa cẩm tú cầu

Là một loài hoa đẹp và nhiều ý nghĩa, không khó hiểu khi hoa cẩm tú cầu mang tới rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày.

Đầu tiên phải kể đến là tác dụng làm cây cảnh, cẩm tú cầu có thể trồng ở rất nhiều khu vực khác nhau. Chúng ta thường thấy hoa được trồng thành bụi ở các khu vực công cộng như công viên, khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, vỉa hè.

Tại gia đình, bạn có thể trồng hoa trong bồn, trang trí sân vườn, lan can, trồng cây trong chậu đặt trong nhà, ban công… các chậu nhỏ hơn có thể làm cây để bàn, đặt ở bàn tiếp khách, bàn học hay bàn làm việc, kệ tivi, gần cửa sổ, trang trí nội thất.

Nếu hoa nở nhiều, bạn cũng có thể cắt cành và cắm trong lọ để trang trí các khu vực trong nhà.

Hàng hoa cẩm tú cầu trồng cảnh dọc lối đi
Hàng hoa cẩm tú cầu trồng cảnh dọc lối đi

Không chỉ làm cảnh, hoa cẩm tú cầu còn có tác dụng làm sạch không khí và làm quà tặng, kết bó hoa vào những dịp đặc biệt

Cây cẩm tú cầu còn được biết đến như một loại dược liệu với nhiều công dụng. Theo nhiều ghi chép Đông Y, cẩm tú cầu có thể dùng để ngăn ngừa sỏi thận hay bệnh bàng quang. Cây còn được dùng để ngăn nhiễm trùng, giảm viêm nhiễm, trị viêm khớp và các bệnh về đường tiêu hoá.

Dù vậy, vì là một loài có độc nên mọi biện pháp sử dụng loài cây này cần phải được sự cho phép và tư vấn cẩn thận từ bác sĩ, chuyên gia, không được tự ý sử dụng.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu có khả năng thích nghi khá tốt, nên quá trình trồng và chăm sóc không có gì quá phức tạp. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.

Chuẩn bị đất trồng

Nhu cầu dinh dưỡng của cẩm tú cầu chỉ ở mức trung bình, do đó bạn không cần chuẩn bị đất quá màu mỡ. Nhưng để cây con sinh trưởng tốt thì cần đảm bảo yếu tố tơi xốp và khả năng thoát nước.

Do đó, trước khi trồng cần đào xới đất cho tơi, pha thêm với xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng hoại mục. Bầu ươm hay chậu trồng cần có lỗ bên dưới để tăng khả năng thoát nước, tránh úng rễ.

Nhân giống và trồng

Như đã thông tin, hoa cẩm tú cầu chủ yếu được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Nếu gieo bằng hạt thì số lượng lớn nhưng hạt lâu nảy mầm, thời gian ra hoa lâu, còn giâm cành thì số lượng hạn chế nhưng cây sinh trưởng khoẻ và ra hoa nhanh hơn.

  • Gieo hạt: sau khi chuẩn bị được hạt to khoẻ, chắc (có thể mua hoặc tách từ cây già), bạn ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5 tiếng sau đó gieo trực tiếp lên phần đất đã chuẩn bị từ trước. Lấp lên một lớp đất mỏng, tưới nước đều để duy trì độ ẩm, đặt cây ở nơi thoáng mát. Sau khoảng 3 tuần là hạt sẽ nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc tới khi  cây cao hơn 30cm thì tách ra trồng riêng.
  • Giâm cành: cách thực hiện cũng không khác với những loài cây khác. Bạn chọn cành bánh tẻ mập mạp từ cây mẹ, sau đó cắt một đoạn khoảng 20cm, có khoảng 2 đốt lá. Cắt bớt diện tích lá để tránh thoát nước sau đó nhúng cành vào dung dịch kích rễ, cắm vào bầu đất đã chuẩn bị. Tưới nước và đặt cây ở nơi mát mẻ, với cách này thì cành sẽ bén rễ chỉ sau khoảng 2 tuần. Sau đó bạn tiếp tục chăm sóc, khi nào cây đạt chiều cao hơn 30cm thì tách ra trồng riệng.
Nhân giống cẩm tú cầu
Nhân giống cẩm tú cầu

Tưới nước

Hoa cẩm tú cầu là loài ưa ẩm và chịu úng kém, bởi vậy trong quá trình chăm sóc, bạn cần tưới nước đều để đất có độ ẩm cần thiết. Tốt nhất là 2 – 3 ngày mỗi tuần, nếu trời nắng nóng thì mỗi ngày 1 lần, còn mưa thì khỏi tưới.

Thời điểm tưới tốt nhất là vào sáng sớm, lượng nước tưới không được quá nhiều, khi thấy đất ẩm thì dừng, tưới nhiều sẽ gây úng rễ.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, bạn nên trồng hay đặt chậu hoa ở những nơi rộng rãi, nhiều ánh sáng. Điều này khá quan trọng bởi nó quyết định đến tốc độ sinh trưởng và vẻ đẹp của hoa khi nở.

Bón phân

Nhu cầu dinh dưỡng không cao lắm, bạn có thể định kỳ 4 tháng 1 lần bón phân NPK cho cây, có thể bón thêm một đợt vào thời điểm cây ra nụ.

Khi bón nhớ rải phân xa gốc, tốt nhất là hoà vào nước và tưới cho cây để tăng khả năng hấp thu.

Mỗi năm bạn nên thay đất cho hoa một lần để làm mới môi trường sống, đồng thời chuyển chậu mới có kích thước phù hợp hơn.

Bón thêm phân cho hoa vào dịp ra hoa
Bón thêm phân cho hoa vào dịp ra hoa

Cắt tỉa và phòng sâu bệnh

Suốt thời gian chăm sóc, bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành lá khô héo, sau khi hoa tàn thì cắt bớt những cành quá dài, những cần đã ra nhiều hoa để dồn sức cho cành mới.

Ngoài ra, cần kiểm tra để phát hiện tình trạng sâu bệnh như sâu ăn lá, rệp, rầy, sâu đục thân và có biện pháp xử lý phù hợp.

Cách đổi màu hoa cẩm tú cầu theo mong muốn

Bạn có biết là có thể đổi màu hoa cẩm tú cầu theo mong muốn bản thân?

Điều này có được là vì loài hoa này thay đổi màu sắc theo độ pH của đất, nên việc bạn cần làm chỉ là thay đổi các yếu tố trong đất.

Cụ thể, nếu muốn hoa cẩm tú cầu có thiên hướng màu xanh, hãy giảm đọ pH của đất bằng cách sử dụng lưu huỳnh hoặc nhôm với dung dịch clorua sắt, nếu không có sẵn bạn chỉ cần chôn vài cây đinh bị gỉ gần gốc cây.

Ngược lại, muốn màu của hoa đậm hơ, có thiên hướng hồng đỏ thì thêm ít vôi bột trong đất để tăng độ pH.

Khá đơn giản đúng không nào!

Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về hoa cẩm tú cầu để có thể tự tay trồng và chăm sóc hoa hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *