Hoa tỏi hay hoa lan tỏi là một loài hoa thân leo có màu sắc bắt mắt, không những vậy loài hoa này còn rất ý nghĩa và mang lại nhiều công dụng.
Nếu đang muốn tự mình trồng và chăm sóc một vài bụi hoa lan tỏi, bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.
Tổng quan về cây hoa tỏi
Hoa tỏi có tên khoa học là Mansoa alliacea hay Garlic vine, là một loài thân leo có hoa trong họ Chùm ớt (Bignoniaceae), đây là họ của nhiều loài quen thuộc như cây hạnh phúc, hoa chuông vàng, kèn hồng… Cây có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là vùng rừng Amazon.
Cây cũng được trồng nhiêu ở Việt Nam, thường được gọi với nhiều tên khác như hoa lan tỏi, dây ánh hồng, hoa thiên lý tỏi…

Đặc điểm bên ngoài, hoa tỏi là loài thân leo, chia làm nhiều cành nhánh, cành có thể vươn dài và có các tua để bám vào giàn. Thân cây khi đủ lớn sẽ hoá gỗ, chiều cao phụ thuộc vào giàn leo nhưng thường là từ 2 – 5m.
Lá cây có hình bầu dục, nhọn về 2 đầu, dài từ 10 – 15cm, có màu xanh thẫm, mọc đối. Lá khá dày, mép nguyên, bề mặt bóng và có các đường gân nổi rõ. Lá giòn, khi vò sẽ toả ra mùi giống mùi tỏi, vào mua đông lá sẽ rụng nhiều, thế chỗ cho hoa.
Hoa lan tỏi chủ yếu có màu tím hoặc tím nhạt. Hoa lan đường kính khoảng 4cm, có dạng hình ống với 5 cánh mềm xoè ra như chiếc chuông. Hoa cũng có mùi thoang thoảng của tỏi.
Hoa lan tỏi nở theo chùm, với mỗi chùm từ 10 – 20 bông, phủ khắp cành. Mặc dù hoa lan tỏi nở nhiều và đẹp, nhưng lại nhanh rụng, dễ nát.
Về đặc tính sống, hoa tỏi là loài ưa sáng, ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều loại đất. Tuy vậy cây lại không chịu được ngập úng, do đó bạn cần chú ý mỗi khi tưới nước.
Cây thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Công dụng của hoa lan tỏi
Mỗi lần nở hoa, lan tỏi sẽ phủ một màu tím khắp cây, khiến cho không gian thêm sống động. Cây thân leo phù hợp với nhiều khu vực nên cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, phổ biến nhất là làm cây sân vườn, tô điểm các khu vực như công viên, cổng chào, hàng rào, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê…

Không chỉ làm cây cảnh, hoa tỏi còn góp phần không nhỏ trong việc loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí, giúp không gian sống trong lành hơn.
Nhờ mùi tỏi đặc trưng, hoa lan tỏi rất hiệu quả trong việc xua đuổi côn trùng, ruồi muỗi. Loài rắn cũng hạn chế di chuyển ở những nơi có hoa lan tỏi.
Nhiều nơi trên thế giới tận dụng hoa lan tỏi như một hương liệu ẩm thực, kết hợp chế biến nhiều món ăn ngon.
Không chỉ vậy, loài hoa này còn được biết đến là một cây thuốc đa năng. Theo nhiều ghi chép Đông Y, hoa tỏi được dùng để trị cảm cúm, ho, viêm phế quản, viêm phổi… ngoài ra còn được chiết xuất để làm thuốc giảm đau, trị viêm nhiễm, thấp khớp.
Rất nhiều công dụng tuyệt vời đúng không nào.
Ý nghĩa phong thuỷ của hoa tỏi
Từ lâu, màu tím đã là biểu tượng của tình yêu thuỷ chung, bởi vậy hoa lan tỏi cũng có ý nghĩa như vậy. Cây đại điện cho thứ tình cảm lãng mạn, gắn kết, không chỉ cho đôi lứa mà cả tình bạn, tình thân…
Không chỉ vậy, mùi hương của hoa lan tỏi như một tấm bùa may mắn, xua đuổi vận xui, tà khí. Người ta trồng hoa tỏi với mong muốn gặp nhiều may mắn, cuộc sống và công việc gặp nhiều thuận lợi.

Cách trồng hoa lan tỏi
Để trồng hoa tỏi không khó, bởi loài cây này sinh trưởng nhanh và rất dễ nhân giống. Dưới đây là các bước chính.
Đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng, hoa lan tỏi sống tốt trên nhiều loại đất nên bạn có thể chọn luôn đất tại chỗ, sau đó trộn thêm mùn, xơ dừa, phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng.
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành, bạn chọn từ cây mẹ một cành bánh tẻ, to khoẻ, không sâu bẹnh, có từ 3 mắt trở lên. Tiếp đó cắt một đoạn khoảng 10 – 15cm, chờ cho vết cắt hơi khô thì nhúng vào dung dịch kích rễ rồi chôn xuống hố đã đào sẵn.

Hố đào sâu khoảng 10cm, nên đào gần các vị trí thông thoáng và dễ dựng giàn leo. Sau khi đặt cành giâm xuống thì lấp đất lại, nén hơi chặt và tưới đẫm nước.
Tiếp đó thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất, sau khoảng 2 tuần là cành sẽ bén rễ. Bạn che tưới tránh nắng gắt, tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây đạt chiều cao khoảng 25 cm trở lên thì có thể bỏ lưới và tạo giàn leo cho cây.
Cách chăm sóc cây hoa tỏi
Nhờ sức sống tốt, phù hợp với nhiều loại môi trường mà cách chăm sóc hoa tỏi cũng khá đơn giản.
Tưới nước
Hoa lan tỏi có nhu cầu nước trung bình, bạn chỉ cần tưới khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần là đủ, nếu trời mưa nhiều thì khỏi cần tưới. Tuy vậy cây chịu úng kém, do đó mỗi lần tưới bạn chỉ cần phun đủ ẩm đất, không tưới quá nhiều.
Ánh sáng
Trồng cây ở nơi thông thoáng, nhiều ánh sáng để câu thoải mái phát triển. Cây cũng có thể sống trong môi trường bóng hoặc bóng bán phần, nhưng tốc độ sinh trưởng sẽ kém, hoa nở không đẹp.

Dinh dưỡng
Cứ định kỳ 3 – 4 tháng 1 lần, bạn bón cho cây một ít phân NPK, phân chuồng hoặc phân hữu cơ. Khi bón nhớ rải xa gốc, tưới nước sau khi bón để phân tan và thấm vào đất.
Mỗi khi cây sắp ra hoa, bạn có thể bón thúc thêm một đợt để hoa nở đều, màu tưới sáng và đẹp hơn.
Cắt tỉa và phong trừ sâu bệnh
Bạn không nên cắt tỉa cây quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ leo giàn. Tốt nhất là chỉ cần thường xuyên quan sát, nếu phát hiện cây bị sâu bệnh, nấm rầy thì mua thuốc về phun để trị là được, rất đơn giản.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoa tỏi hay hoa lan tỏi, hy vọng qua đó bạn đã hiểu rõ hơn về loài hoa thật đặc biệt này.