Hoa loa kèn (huệ tây) – đặc điểm và những ý nghĩa đặc biệt

Hoa loa kèn không mang vẻ đẹp rực rỡ hay mùi hương quyến rũ, nhưng vẫn được rất nhiều người yêu thích nhờ mang nhiều ý nghĩa.

Để trồng và chăm sóc hoa loa kèn (huệ tây) hiệu quả, chúng ta hãy cùng tham khảo qua những thông tin cơ bản của loài hoa này nhé.

Tổng quan về hoa loa kèn (huệ tây)

Hoa loa kèn có tên khoa học là Lilium longiflorum, đây là một loài thực vật có hoa thuộc chi Loa kèn (Lilium), họ Loa kèn (Liliaceae), cùng họ với hoa ly hay hoa tulip. Xuất xứ từ các nước châu Á như Nhật Bản, Đài Loan.

Tại Việt Nam, hoa loa kèn còn có nhiều tên gọi khác nhau như bách hợp, lily hay huệ tây, hoa lys…

Hoa loa kèn còn thường được gọi là huệ tây
Hoa loa kèn còn thường được gọi là huệ tây

Đặc điểm, loa kèn là cây thân thảo, được tạo nên từ các mầm dinh dưỡng rút ngắn. Chiều cao của cây không cố định mà tuỳ thuộc vào số lượng đốt và chiều dài lá, thường từ 60 – 100cm. Bên dưới là các củ nhỏ.

Lá cây vươn từ củ, gốc và các đốt, có dạng thuôn dài và nhọn ở đầu. Chiều dài lá khoảng 10cm.

Hoa loa kèn có kích thước khá lớn, thường mọc theo chùm khoảng 2 – 3 bông trên một nhánh. Các bông hoa mọc nghiêng khoảng 45 – 65 độ.

Hoa có dạng chuông với 5 – 6 cánh đối xứng xoè đều, mỗi cánh có thể dài tới 15cm, ở chính giữa là đài và nhị vàng vươn dài ra ngoài. Loa kèn tuy không có mùi hương quá nổi bật nhưng đẹp và mỗi lần nở có thể tồn tại tới hơn 10 ngày.

Hoa loa kèn phổ biến hiện nay có màu trắng hoặc màu vàng, nhưng ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật hay Đài Loan còn lai tạo được hoa loa kèn đỏ với vẻ ngoài rực rỡ.

Hoa loa kèn có kích thước khá lớn
Hoa loa kèn có kích thước khá lớn

Đặc tính sinh trưởng, loa kèn ưa khi hậu mát mẻ, ánh sáng bán phần, nhu cầu nước và dinh dưỡng trung bình, chịu úng kém, nhân giống bằng củ.

Ý nghĩa của hoa loa kèn

Như đã biết, hoa loa kèn có nhiều tên gọi và màu sắc khác nhau, mỗi loại lại đi kèm với một ý nghĩa riêng biệt.

  • Loa kèn: cái tên này thì khá đơn giản, nó dựa trên hình dáng của bông hoa khi nở, nhìn giống như chiếc loa kèn của người phương Tây.
  • Huệ tây: theo quan niệm của đạo Cơ Đốc, cái tên này gắn liền với tính đức hạnh, tượng trưng cho sự trong trắng, thanh khiết.
  • Bách hợp: cái tên này mang ý nghĩa ủa sự sum vầy, đoàn tụ. Người ta trồng với mong muốn giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn.
  • Hoa lys: theo kinh thánh, cái tên hoa lys là biểu tượng cho sự thanh khiết của đức mẹ đồng trinh và mong muốn bình an trong cuộc sống.

Ngoài ra, hoa loa kèn còn được phân loại ý nghĩa theo màu sắc, cùng tham khảo qua nhé.

  • Hoa loa kèn trắng: tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch và nét đẹp dịu dàng của người phụ nữ.
  • Hoa loa kèn vàng: tượng trưng cho sự biết ơn và mong muốn có được niềm vui trong cuộc sống.
  • Hoa loa kèn đỏ: tượng trưng cho tình yêu nồng cháy. Ngoài ra, nó còn đại diện cho lòng kiêu hãnh, sự tự tin của con người.
  • Hoa loa kèn màu cam: tượng trưng cho sự phẫn nộ, bức bối.
Mỗi tên gọi và màu sắc, hoa loa kèn lại mang một ý nghĩa khác nhau
Mỗi tên gọi và màu sắc, hoa loa kèn lại mang một ý nghĩa khác nhau

Công dụng của hoa loa kèn

Hoa loa kèn với ưu điểm là màu sắc và hương thơm nhẹ nhàng, hoa to lại nở lâu, được yêu thích để trồng làm cảnh.

Bạn có thể trồng ở sân vườn, trang trí không gian ngoài trời hay trồng trong chậu, trang trí trong nhà, ban công, cửa sổ đều phù hợp.

Mỗi khi cây nở hoa, bạn có thể cắt hoa và cắm trong lọ để bàn, đặt ở bàn tiếp khách, bàn ăn hay ban thờ đều rất phù hợp.

Nhờ mang nhiều ý nghĩa, nhiều cô dâu còn chọn hoa loa kèn làm bó hoa trong tiệc cưới.

Một lọ hoa loa kèn khoe sắc
Một lọ hoa loa kèn khoe sắc

Không chỉ có tác dụng làm cảnh, hoa loa kèn còn được biết đến như một loại dược liệu. Theo ghi chép Đông Y, hoa loa kèn có vị đắng tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm căng thẳng và suy nhược thần kinh.

Cách trồng và chăm sóc hoa loa kèn (huệ tây)

Hoa loa kèn có cách trồng và chăm sóc không hề khó, nhưng để cây lớn nhanh, ra nhiều hoa thì vẫn có một vài yêu cầu mà bạn cần nắm rõ.

Đất trồng

Hoa loa kèn chịu úng kém, do đó đất trồng của bạn phải đảm bảo độ tơi xốp, cần pha đất với xơ dừa, cát, mùn để đảm bảo yếu tố này.

Ngoài ra, cần bổ xung thêm phần chuồng để cây con có đủ dinh dưỡng sinh trưởng. Nếu trồng trong chậu thì cần có lỗ thoát nước bên dưới.

Nhân giống và trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng hoa loa kèn là vào khoảng tháng 10 hàng năm, như vậy cây sẽ phát triển và nở hoa vào đúng tháng 4 năm sau.

Cách nhân giống thường thấy là gieo củ. Sau khi cây mẹ kết thúc đợt ra hoa, bạn đào cây lên, nhẹ nhàng tách các củ nhỏ phía dưới có kèm theo rễ, loại bỏ sạch đất.

Sau đó trồng vào chậu hay phần đất đã chuẩn bị từ trước. Nếu trồng ra đất thì cần đắp luống cao, trồng củ cách củ khoảng 20cm để hoa có đủ không gian phát triển.

Thời gian đầu cần che chắn cây khỏi nắng gắt, chắn lưới bảo về đậy đủ.

Đảm bảo khoảng cách khi gieo củ
Đảm bảo khoảng cách khi gieo củ

Tưới nước

Bạn cần duy trì độ ẩm đất cho hoa loa kèn ở mức 70%, tần suất tốt nhất là tưới 2 – 3 lần mỗi tuần tuỳ vào điều kiện thời tiết.

Mỗi lần tưới bạn chỉ cần tưới đủ làm ẩm đất, hãy nhớ là hoa loa kèn rất dễ chết nếu đất bị ngập úng lâu.

Ánh sáng

Hoa loa kèn là loài ưa sáng, sống tốt trong môi trường ánh sáng bán phần, nên bạn cần trồng cây ở những nơi rộng rãi, nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà thì cần đặt cây ở nơi có ánh sáng hắt vào nhu giếng trời, ban công, cửa sổ.

Khi cây còn nhỏ thì bạn cần che chắn mỗi khi nắng gắt nhé.

Dinh dưỡng

Nếu bạn trồng hoa trong chậu và đã chuẩn bị đất trồng tốt từ đầu thì hầu như không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước đầy đủ và thay đất định kỳ mỗi năm 1 lần là được.

Còn nếu trồng cây ở luống đất thì có thể bón thêm phân cho hoa mỗi 2 – 3 tháng một lần. Bạn có thể sử dụng phân chuồng ủ mục 2kg/1 sào, phân lân 5kg/1 sào, phân kali 5kg/1 sào.

Bón thêm phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa
Bón thêm phân vào giai đoạn cây sắp ra hoa

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Vào thời điểm cây loa kèn ra hoa, kích thước khá to và nằm nghiêng có thể khiến hoa bị gãy đổ, do đó bạn nên vun chặt đất để cố định dáng.

Thường xuyên kiêm tra và loại bỏ lá héo úa, củ hư thối. Đồng thời nếu phát hiện các loại sâu hại lá, nấm rầy thì mua thuốc về phun để loại trừ ngay.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa loa kèn sao cho hiệu quả rồi.

Hãy tự tay trồng hoa loa kèn để trang trí không gian sống của mình nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *